Chỉ tiêu kiểm nghiệm thực phẩm gồm những gì ? Làm ở đâu uy tín và đảm bảo pháp lý?

Rate this post

Chỉ tiêu kiểm nghiệm thực phẩm và địu chỉ làm ở đâu uy tín có lẽ là vấn đề được nhiều doanh nghiệp kinh doanh sản xuất cá nhân quan tâm. Hiện nay, thực phẩm lưu hành trên thị trường được pháp luật Việt Nam quy định rất chặt chẽ. Việc kiểm nghiệm thực phẩm giúp các cơ quan ban ngành dễ quản lý thực phẩm và chứng minh được chất lượng an toàn VSTP vối người tiêu dùng khi sử dụng. Các chỉ tiêu kiểm nghiệm thực phẩm gồm những gì? Địa chỉ kiểm nghiệm thực phẩm ở đâu uy tín và có giá trị pháp lý ? Hãy cùng chúng tôi giải đáp trong bài viết dưới đây.

Cơ sở xây dựng chỉ tiêu kiểm nghiệm thực phẩm

Phiếu kiểm nghiệm thực phẩm là một trong những giấy tờ bắt buộc khi bạn thực hiện làm công bố sản phẩm. Giấy kiểm nghiệm thực phẩm được công nhận là hợp lệ khi các chỉ tiêu làm kiểm nghiệm được xem là phù hợp với quy định và trong mức giới hạn cho phép theo TCVN quy định. Trước khi làm kiểm nghiệm bạn cần biết qua việc xây dựng các chỉ tiêu kiểm nghiệm dựa trên các tiêu chí sau: 

Nhóm sản phẩm đã có quy chuẩn kỹ thuật

Đối với các sản phẩm khi đã có quy chuẩn kỹ thuật sẽ đáp ứng theo các quy chuẩn kỹ thuật tương ứng. Cụ thể danh sách các sản phẩm đã có quy chuẩn kỹ thuật bao gồm:

  • Nước uống và nước sinh hoạt
    • QCVN 02:2009/BYT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước sinh hoạt.
    • QCVN 01:2009/BYT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước ăn uống.
  • Nước đá dùng liền
    • QCVN 10:2011/BYT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia cho nước đá dùng liền.
  • Nước khoáng thiên nhiên, nước uống đóng chai và đồ uống có cồn, không cồn
    • QCVN 6-3:2010/BYT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về đồ uống có cồn.
    • QCVN 6-2:2010/BYT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về đồ uống không cồn.
    • QCVN 6-1:2010/BYT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia cho nước khoáng thiên nhiên và nước uống đóng chai.
  • Sữa và các sản phẩm từ sữa
    • QCVN 5-5:2010/BYT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về sữa lên men.
    • QCVN 5-4:2010/BYT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về các sản phẩm chất béo từ sữa.
    • QCVN 5-3:2010/BYT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về phomat.
  • Sản phẩm dinh dưỡng cho trẻ em
    • QCVN 11-4:2012/BYT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia cho các sản phẩm dinh dưỡng từ ngũ cốc dành cho trẻ từ 6 đến 36 tháng tuổi.
    • QCVN 11-3:2012/BYT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia cho sản phẩm dinh dưỡng bổ sung cho trẻ từ 6 đến 36 tháng tuổi.
    • QCVN 11-2:2012/BYT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia cho các sản phẩm dinh dưỡng công thức với mục đích y tế đặc biệt cho trẻ dưới 12 tháng tuổi.
  • Chất bổ sung vào thực phẩm
    • QCVN 3-6:2011/BYT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về các chất bổ sung Iod vào thực phẩm.
    • QCVN 3-5:2011/BYT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về các chất bổ sung Magnesi vào thực phẩm.
    • QCVN 3-4:2010/BYT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về các chất bổ sung Calci vào thực phẩm.
  • Thực phẩm bổ sung vi chất dinh dưỡng
    • QCVN 9-1:2010/BYT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia cho muối Iod.
    • QCVN 9-2:2011/BYT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về thực phẩm bổ sung vi chất dinh dưỡng (áp dụng cho nước mắm, bột mì, dầu ăn, và đường có bổ sung vi chất).

Nhóm sản phẩm chưa có quy chuẩn kỹ thuật

Với những nhóm thực phẩm thuộc nhóm nhập khẩu hầu như chưa có quy chuẩn kỹ thuật, với những dạng trường hợp này các doanh nghiệp cần phải tự xây dựng chỉ tiêu dưa  trên những quy định dưới đây bao gồm: 

  • Quyết định số 46/2007/QĐ-BYT quy định về giới hạn tối đa của các chất ô nhiễm sinh học và hóa học trong thực phẩm.
  • QCVN 8-1:2011/BYT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về giới hạn ô nhiễm độc tố vi nấm trong thực phẩm.
  • QCVN 8-2:2011/BYT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về giới hạn ô nhiễm kim loại nặng trong thực phẩm.
  • QCVN 8-3:2012/BYT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về mức độ ô nhiễm vi sinh vật trong thực phẩm.

Ngoài ra, các Tiêu chuẩn kỹ thuật Việt Nam (TCVN) cũng được ban hành riêng cho từng loại sản phẩm cụ thể.

Các chỉ tiêu kiểm nghiệm thực phẩm

Với những loại sản phẩm thực hiệm đã có quy chuẩn kỹ thuật hay chưa có thì khi làm kiểm nghiệm cần lưu ý những chỉ tiêu cơ bản dưới đây: 

  • Kiểm nghiệm vi sinh trong thực phẩm như vi sinh vật hiếu khí, ecoli hay coliform…
  • Chỉ tiêu hoá lý và chất lượng bao gồm: Các thành phần dinh dưỡng năng lượng, Protein, Chất xơ, Lipid, vitanmin, Khoáng,…
  • Kiểm nghiệm Kim loại nặng như: Thủy ngân, Chì, Cadinmi, Đồng, Asen,…
  • Chỉ tiêu độc tố vi Nấm bao gồm: Aflatoxin B1, Ochratoxin, Aflatoxin tổng số,….
  • Chỉ tiêu Hàm lượng các Hóa chát tồn dư bao gồm: Dư lượng thuốc thú y, Dư lượng thuốc bảo vệ thực vật.

Lưu ý khi xây dựng chỉ tiêu kiểm nghiệm thực phẩm

Doanh nghiệp thường hay gặp những khó khăn nhất định khi xây dựng chỉ tiêu kiểm nghiệm có các dòng thực phẩm. Với những nhóm sản phẩm này doanh nghiệp cần phải nắm rõ đặc tính của sản phẩm để tìm đúng tiêu chuẩn cho phù hợp. Trong đó một số sản phẩm được tạo nên từ các thành phần khác nhau thì cần phải xây dựng được chỉ tiêu phù hợp bằng cách kết hợp nhiều văn bản pháp luật khác nhau. 

Doanh nghiệp có thể làm nhiều chỉ tiêu mà không ảnh hưởng đến tính pháp lý của phiếu kiểm nghiệm. Tuy nhiên làm nhiều chỉ tiêu thì chi phí cao ảnh hưởng đến tài chính của doanh nghiệp. Quy cách khi lấy mẫu kiểm nghiệm, doanh nghiệp cần lưu ý về lượng mẫu cần lấy cũng như cách bảo quản… cần được chú ý nếu không làm đúng kết quả kiểm nghiệm sẽ bị sai lệch. 

Bên cạnh đó, doanh nghiệp cần lựa chọn các đơn vị kiểm nghiệm có giá trị pháp lý được nhà nước công nhận, Bạn có thể tham khảo các đơn vị của Tổng cục  tiêu chuẩn đo lường chất lượng Việt Nam do Thunghiem247.com trực tiếp cộng tác. 

Kiểm nghiệm thực phẩm ở đâu uy tín và có giá trị pháp lý?

Xây dựng chỉ tiêu kiểm nghiệm thực phẩm đúng chuẩn TCVN sẽ giúp các doanh nghiệp tiết kiệm được thời gian cũng như chi phí hợp lý. Để giải đáp được bài toán của doanh nghiệp, Thunghiem247.com đã triển khai các dịch vụ xây dựng các chỉ tiêu kiểm nghiệm thực phẩm với mục đích giúp doanh nghiệp đánh giá được chất lượng, công bố sản phẩm, kiểm nghiệm theo định kỳ và xin giấy phép ATVSTP…

Thunghiem247.com là dịch vụ kết nối khách hàng với các đơn vị kiểm nghiệm nhà nước uy tín như Tổng cục Đo Lường Chất Lượng Việt Nam (cơ quan đầu ngành về kiểm nghiệm). Chúng tôi có 22 năm kinh nghiệm trong ngành phân tích kiểm nghiệm thực phẩm. Chúng tôi sở hữu nhiều ưu điểm vượt trội như:

Hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và báo giá về dịch vụ phân tích thành phần dinh dưỡng của thực phẩm. Mọi thông tin chi tiết xin liên hệ : 

  • Hotline/ Zalo: 0343.403.243 (Gặp Ms Phượng Bùi)
  • Email: phuongbui.dhtm@gmail.com
  • Địa chỉ: Chung cư A5 Đại Kim Hoàng Mai Hà Nội

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *