Những chỉ tiêu quan trọng khi kiểm nghiệm nước sinh hoạt hàng ngày

Rate this post

Những chỉ tiêu quan trọng để kiểm nghiệm nước sinh hoạt hàng ngày sẽ giúp cá nhân hay doanh nghiệp đánh giá được chất lượng và sự an toàn khi sử dụng. Kiểm nghiệm nước sinh hoạt gồm những chỉ tiêu nào? Chỉ tiêu nào quan trọng? Giá bao nhiêu sẽ được chúng tôi giải đáp chi tiết trong bài viết dưới đây!

Theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước sinh hoạt  QCVN 01:2009/BYT do Cục Y Tế dự phòng và Môi trường biên soạn, được Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành theo thông tư số: 04/2009/TT – BYT ngày 17/6/2009. Đây là một trong những tiêu chuẩn về nước sinh hoạt mới nhất hiện nay.

Khi kiểm nghiệm nước sinh hoạt ăn uống hàng ngày cần đạt các chỉ tiêu trong quy chuẩn Việt Nam để đảm  bảo sức khỏe của người dùng. Khi kiểm nghiệm các chỉ tiêu vượt quá quy định bạn sẽ tìm được nguyên nhân và phương hướng để xử lý khắc phục kịp thời. Những thành phần kim loại nặng trong nước như Asen, Nitrit hay Mangan, sắt ….vượt mức cho phép khi sử dụng lâu dài sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe của người tiêu dùng phải đối diện với các căn bệnh nguy hiểm.

Tầm quan trọng của việc kiểm nghiệm nước sinh hoạt? 

Việc kiểm nghiệm nước sinh hoạt đóng vai trò rất quan trọng để đảm bảo sức khỏe và an toàn cho con người, bởi vì nước là nguồn tài nguyên thiết yếu trong cuộc sống hàng ngày. Dưới đây là một số lý do vì sao việc kiểm nghiệm nước sinh hoạt là quan trọng:

  • Bảo đảm sức khỏe: Nước bị ô nhiễm có thể chứa các tác nhân gây bệnh như vi khuẩn, virus, ký sinh trùng, và các chất hóa học độc hại như chì, thủy ngân, và thuốc trừ sâu. Việc kiểm nghiệm giúp phát hiện và loại bỏ các nguy cơ này để tránh gây bệnh cho con người.
  • Đảm bảo chất lượng nước: Kiểm nghiệm nước giúp xác định các chỉ số chất lượng như độ pH, độ cứng, hàm lượng các khoáng chất cần thiết (như canxi, magiê) và các chất có thể gây hại (như clo, nitrat). Từ đó, người dùng có thể đánh giá liệu nước có đạt tiêu chuẩn an toàn hay không.
  • Bảo vệ hệ thống cấp nước: Việc phát hiện sớm các tạp chất trong nước có thể giúp ngăn ngừa hư hỏng cho hệ thống ống dẫn và thiết bị trong gia đình. Nước có chứa nhiều khoáng chất hoặc hóa chất ăn mòn có thể gây ra sự cố trong hệ thống cấp nước.
  • Phòng ngừa các bệnh truyền qua nước: Nước bị ô nhiễm là nguồn gây ra nhiều bệnh nguy hiểm như tiêu chảy, dịch tả, và viêm gan A. Kiểm nghiệm nước giúp giảm nguy cơ lây nhiễm những bệnh này.
  • Đảm bảo sự tuân thủ quy định: Ở nhiều nơi, nước sinh hoạt cần tuân theo các tiêu chuẩn và quy định về chất lượng nước. Việc kiểm nghiệm thường xuyên giúp đảm bảo rằng nguồn nước được cung cấp luôn tuân thủ các yêu cầu này.

Tóm lại, kiểm nghiệm nước sinh hoạt giúp bảo vệ sức khỏe, đảm bảo chất lượng nước và an toàn cho người sử dụng.

Chỉ tiêu kiểm nghiệm nước sinh hoạt gồm những gì? 

Theo quy chuẩn tiêu chuẩn kỹ thuật thì nước uống có khoảng 109 chỉ tiêu, nếu làm hết sẽ gây tốn kém chi phí nên bạn cần liên hệ các chuyên viên phân tích của Thunghiem247.com để được tư vấn những chỉ tiêu cơ bản và quan trọng khi làm kiểm nghiệm nước sinh hoạt.

1. Nhóm chỉ tiêu cảm quan

STT Tên chỉ tiêu Đơn vị Giới hạn tối đa cho phép Phương pháp thử Mức độ giám sát
 Chỉ tiêu cảm quan và thành phần vô cơ
1. Màu sắc(*) TCU 15 TCVN 6185 – 1996

(ISO 7887 – 1985) hoặc SMEWW 2120

A
2. Mùi vị(*) Không có  mùi, vị lạ Cảm quan, hoặc SMEWW 2150 B và 2160 B A
3. Độ đục(*) NTU 2 TCVN 6184 – 1996

(ISO 7027 – 1990)

hoặc SMEWW 2130 B

A

 

Các chỉ tiêu này có thể quan sát, đánh giá bằng thị giác, khứu giác, xúc giác, thính giác và vị giác.

2.  Nhóm chỉ tiêu hóa lý

Các chỉ tiêu như pH, độ cứng, vi sinh, kim loại nặng,… giúp đánh giá mức độ chất lượng và an toàn với sức khỏe người sử dụng.

STT Tên chỉ tiêu Đơn vị Giới hạn tối đa cho phép Phương pháp thử Mức độ giám sát
I. Chỉ tiêu cảm quan và thành phần vô cơ
1. pH(*) Trong khoảng

6,5-8,5

TCVN 6492:1999 hoặc SMEWW 4500 – H+ A
2. Độ cứng, tính theo CaCO3(*) mg / l 300 TCVN 6224 – 1996 hoặc SMEWW 2340 C A
3. Tổng chất rắn hoà tan (TDS) (*) mg / l 1000 SMEWW 2540 C B
4. Hàm lượng Amoni(*) mg / l 3 SMEWW 4500 – NH3 C hoặc

SMEWW 4500 – NH 3 D

B
5. Hàm lượng Asen tổng số mg / l 0,01 TCVN 6626:2000 hoặc SMEWW 3500 – As B B
6. Hàm lượng Clorua(*) mg / l 250

300 (**)

TCVN6194 – 1996

(ISO 9297 – 1989) hoặc SMEWW 4500 – Cl– D

A
7. Hàm lượng Sắt tổng số (Fe2+ + Fe3+)(*) mg / l 0,3 TCVN 6177 – 1996 (ISO 6332 – 1988) hoặc SMEWW 3500 – Fe A
8. Hàm lượng Chì mg / l 0,01 TCVN 6193 – 1996 (ISO 8286 – 1986)

SMEWW 3500 – Pb A

B
9. Hàm lượng Mangan tổng số mg / l 0,3 TCVN 6002 – 1995

(ISO 6333 – 1986)

A
10. Hàm lượng Thuỷ ngân tổng số mg / l 0,001 TCVN 5991 – 1995 (ISO 5666/1-1983 – ISO 5666/3 -1983) B
11. Hàm lượng Nitrat mg / l 50 TCVN 6180 – 1996

(ISO 7890 -1988)

A
12. Hàm lượng Nitrit mg / l 3 TCVN 6178 – 1996 (ISO 6777-1984) A
13. Chỉ số Pecmanganat mg / l 2 TCVN 6186:1996 hoặc ISO 8467:1993 (E) A
Vi sinh vật
14. Coliform tổng số Vi khuẩn/100ml 0 TCVN 6187 – 1,2 :1996

(ISO 9308 – 1,2 – 1990) hoặc SMEWW 9222

A
15. E.coli hoặc Coliform chịu nhiệt Vi khuẩn/100ml 0 TCVN6187 – 1,2 : 1996

(ISO 9308 – 1,2 – 1990) hoặc SMEWW  9222

3. Các chỉ tiêu khác

  • Độ pH: Nước có độ pH cân bằng là 7, mức lý tưởng cho việc sinh hoạt. Nếu pH dưới 7, nước có tính axit, dễ gây ăn mòn ống dẫn và các thiết bị kim loại. Ngược lại, khi pH trên 7, nước có tính kiềm, dễ làm đóng cặn trên các thiết bị sinh hoạt.
  • Clo tự do (FCL): Nồng độ cao của clo tự do trong nước có thể gây kích ứng mắt, khó thở, đau đầu. Clo dư thừa thường có mùi khó chịu và dễ phản ứng với các chất gây ô nhiễm trong nước, tạo ra các hợp chất nguy hiểm, ảnh hưởng đến an toàn trong chế biến thực phẩm.
  • Clo tổng (TCL): Khi hàm lượng clo tổng cao, nước có thể có vị mặn khó chịu, gây bất tiện cho việc ăn uống và sinh hoạt, đồng thời làm hỏng các thiết bị như ấm đun nước và nồi hơi.
  • Tổng kiềm (ALK): Mức kiềm cao làm tăng nguy cơ nước trở nên cứng hơn, từ đó thúc đẩy sự phát triển của các vi sinh vật và tạo điều kiện thuận lợi cho các vấn đề khác liên quan đến chất lượng nước.
  • Độ cứng của nước (HARDgpg): Nước có độ cứng cao làm giảm hiệu quả của xà phòng, khiến quần áo thô ráp, đồng thời gây đóng cặn trong các thiết bị đun nấu, làm tắc nghẽn vòi nước và van.
  • Chất khử trùng (CCL): Nồng độ chất khử trùng quá cao có thể gây kích ứng da, rối loạn tiêu hóa, và tăng nguy cơ ngộ độc amoni.
  • Sắt (T IRON): Hàm lượng sắt cao trong nước thường gây ra mùi tanh khó chịu, làm thay đổi màu sắc quần áo và gây rỉ sét trên các vật dụng trong nhà.
  • Sắt hai (FERROUS): Lượng sắt hai cao có thể làm tăng tình trạng phèn trong nước, ảnh hưởng đến chất lượng nước sinh hoạt.
  • Sắt ba (FERRIC): Sắt ba khiến nước có màu vàng đục hoặc đỏ, làm giảm tính thẩm mỹ và chất lượng nước.
  • Vi khuẩn Coliform: Sự xuất hiện của vi khuẩn Coliform trong nước cho thấy nguồn nước đã bị nhiễm vi khuẩn có thể gây hại cho hệ tiêu hóa.
  • Vi khuẩn E.coli: Nếu phát hiện vi khuẩn E.coli, đây là dấu hiệu rõ ràng của sự ô nhiễm nước từ chất thải và các vi khuẩn gây bệnh.

Kết luận

Chỉ tiêu nào cũng đều có ý nghĩa quan trọng tới đánh giá chất lượng nước sinh hoạt. Các chỉ tiêu về kim loại nặng hay vi sinh là những chỉ tiêu quan trọng gây nguy hiểm tới sức khỏe của con người. Để sử dụng nguồn nước đảm bảo chất lượng bạn hãy gửi mẫu tới Thunghiem247.com để được tư vấn và xét nghiệm nguồn nước giúp nâng cao chất lượng nước sinh hoạt. 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *