Chỉ tiêu kiểm nghiệm gạo gồm những gì? Giá bao nhiêu? Làm ở đâu?

Rate this post

Theo quy định của Bộ Y tế về các chỉ tiêu kiểm nghiệm gạo dành cho cá nhân và doanh nghiệp cần tuân thủ khi lưu hành sản phẩm trên thị  trường. Chỉ tiêu kiểm nghiệm gạo gồm những gì? Giá bao nhiêu và làm ở đâu sẽ được chúng tôi đề cập chi tiết tại bài viết dưới đây!

Tầm quan trọng của việc kiểm nghiệm gạo?

  • Đối với người tiêu dùng: Gạo là một mặt hàng nông sản thiết yếu, cung cấp hơn 20% tổng năng lượng hấp thụ hàng ngày của con người. Vì vậy, việc đảm bảo gạo được sản xuất và đưa ra thị trường là nguồn nguyên liệu sạch, không chứa hóa chất độc hại trong quá trình sản xuất là vô cùng quan trọng nhằm bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng.
  • Đối với các cơ sở kinh doanh và sản xuất gạo: Tiến hành kiểm tra các chỉ tiêu kiểm nghiệm gạo là một quy trình bắt buộc để kiểm soát chất lượng sản phẩm và công bố chất lượng gạo đạt tiêu chuẩn đủ điều kiện đưa ra thị trường. Nói cách khác, việc kiểm nghiệm gạo không chỉ là một yêu cầu pháp lý mà còn là cách thức để các cơ sở kinh doanh, sản xuất duy trì hoạt động theo quy định tại Thông tư 19/2012/TT-BYT của Bộ Y tế ban hành ngày 09 tháng 11 năm 2012. Theo đó, các cơ sở này phải công bố chất lượng sản phẩm trước khi tiêu thụ và thực hiện kiểm nghiệm định kỳ hai lần mỗi năm đối với các sản phẩm chưa được cấp chứng chỉ hệ thống quản lý chất lượng.

Xây dựng chỉ tiêu kiểm nghiệm gạo

Để có thể xuất khẩu hay công bố sản phẩm trên thị trường các doanh nghiệp cần đáp ứng những yêu cầu về chất lượng sản phẩm được quy định trong TCVN 11888: 2017 thay thế cho TCVN 5644:2008 vì hiện tại chưa có QCVN về gạo.

Các tiêu chuẩn chất lượng này được xây dựng dựa vào:

  • Thông tư số 27/2012/TT-BYT của Bộ trưởng Bộ Y tế hướng dẫn quản lý phụ gia thực phẩm
  • Thông tư số 08/2015/TT-BYT của Bộ trưởng Bộ Y tế bổ sung một số quy định cho Thông tư số 27/2012/TT-BYT
  • Thông tư số 50/2016/TT-BYT của Bộ trưởng bộ Y tế quy định giới hạn tối đa tồn dư thuốc bảo vệ thực vật trong thực phẩm
  • QCVN 8-2:2011/BYT quy chuẩn kỹ thuật quốc gia với giới hạn ô nhiễm kim loại nặng trong thực phẩm
  • QCVN 8-1:2011/BYT quy chuẩn kỹ thuật quốc gia với giới hạn ô nhiễm độc tố vi nấm

Theo các thông tư hay QCVN thì các sản phẩm gạo cần làm các chỉ tiêu như cảm quan, hoá lý để đáp ứng yêu cầu vệ sinh an toàn thực phẩm.

Chỉ tiêu kiểm nghiệm gạo gồm những gì? 

1. Chỉ tiêu cảm quan

Chỉ tiêu này được đánh giá thông qua màu sắc, mùi vị và lượng tạp chất có trong gạo thành phẩm. Cụ thể:

Chỉ tiêu xét nghiệm gạo Yêu cầu ( Dựa theo TCVN 5644:2008)
Màu sắc Gạo trắng đặc trưng , không bị biến màu
Mùi vị Mùi thơm, không có mùi lạ
Lượng tạp chất trong gạo Không chứa tạp chất lạ và côn trùng

Ngoài ra xét về yếu tố cảm quan, doanh nghiệp có thể làm thêm các chỉ số như độ ẩm theo ISO 712.

2. Chỉ tiêu kim loại nặng

Hiện tại, chưa có một quy chuẩn quốc gia riêng cho gạo, do đó các tiêu chuẩn về hàm lượng tối đa dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trong gạo được quy định theo QCVN 8-2:2011/BYT, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về giới hạn ô nhiễm kim loại nặng trong thực phẩm.

Cả QCVN 8-2:2011/BYTQCVN 8-1:2011/BYT đều quy định về hàm lượng tối đa của kim loại nặng cũng như độc tố vi nấm trong thực phẩm, bao gồm cả gạo.

Ngoài ra, các quy định bổ sung về kim loại nặng và độc tố vi nấm cũng được quy định tại TCVN 11888:2017 dành cho gạo, như được trình bày trong bảng dưới đây:

Các chỉ số này sẽ được quy định theo QCVN hiện hành và dựa trên nền mẫu gạo.

Chỉ tiêu (mg/kg) Mức tối đa
Hàm lượng Cadimi Nhỏ hơn 0.4
Hàm lượng asen Nhỏ hơn 1,0
Hàm lượng chì Nhỏ hơn 0,2

3. Hàm lượng các loại độc tố vi nấm

Chỉ tiêu xét nghiệm (IJg/kg) Hàm lượng tối đa
Hàm lượng chất aflatoxin Nhỏ hơn 5
Hàm lượng chất aflatoxin tổng số Nhỏ hơn 10

4. Các chỉ tiêu hóa lý trong chỉ tiêu kiểm nghiệm gạo

Tuy không được đề cập trong TCVN 11888: 2017 nhưng doanh nghiệp cá nhân có thể tham khảo đến việc phân tích những yếu tố sau như:

– Phân tích thành phần dinh dưỡng gồm: tinh bột, đường, chất béo , glucid, chất xơ…

– Phân tích các chỉ tiêu vitamins như B1, B7, B9, B12…

5. Hàm lượng hoá chất không mong muốn

Cây lúa trong quá trình gieo trồng thường phải sử dụng thuốc trừ sâu và các hợp chất phân đạm để bảo vệ và thúc đẩy sự phát triển. Do đó, việc tồn dư hóa chất độc hại là điều khó tránh khỏi. Để ngăn ngừa hư hỏng và ẩm mốc, nhiều chất bảo quản cũng được áp dụng. Vì vậy, khi tiến hành kiểm nghiệm gạo, cần thực hiện một cách khách quan và chi tiết để đánh giá hàm lượng các hóa chất không mong muốn, nhằm giảm thiểu tối đa tác động tiêu cực của chúng đối với sức khỏe con người.

Quy trình kiểm nghiệm gạo đã bao gồm đầy đủ các bước cần thiết. Tuy nhiên, các doanh nghiệp có thể điều chỉnh hoặc bổ sung các bước tùy theo tính chất của sản phẩm, giúp tiết kiệm thời gian và chi phí mà vẫn đảm bảo chất lượng hàng hóa.

Vì sao nên kiểm nghiệm gạo tại thunghiem247.com?

Thunghiem247.com giúp khách hàng kết nối tới các đơn vị kiểm nghiệm uy tín có giá trị pháp lý trên toàn quốc và nhận được sự hài lòng tuyệt đối từ khách hàng. Thunghiem247.com là dịch vụ kết nối khách hàng với các đơn vị kiểm nghiệm nhà nước uy tín như Tổng cục Đo Lường Chất Lượng Việt Nam (cơ quan đầu ngành về kiểm nghiệm). Chúng tôi có 15 năm kinh nghiệm trong ngành phân tích kiểm nghiệm thực phẩm. Chúng tôi sở hữu nhiều ưu điểm vượt trội như:

Hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và báo giá về dịch vụ phân tích thành phần dinh dưỡng của thực phẩm. Mọi thông tin chi tiết xin liên hệ : 

  • Hotline/ Zalo: 0343.403.243 (Gặp Ms Phượng Bùi)
  • Email: phuongbui.dhtm@gmail.com
  • Địa chỉ: Chung cư A5 Đại Kim Hoàng Mai Hà Nội

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *