Kiểm nghiệm kim loại nặng độc hại trong thực phẩm gồm những chỉ tiêu nào ?

Rate this post

Kiểm nghiệm kim loại nặng trong thực phẩm nhằm giúp cá nhân và khách hàng đánh giá được tính an toàn của sản phẩm hàng hoá theo quy định của pháp luật. Bên cạnh đó kiểm nghiệm kim loại nặng còn giúp đánh giá phân tích nguy cơ và cảnh báo những mối ô nhiễm kim loại nặng trong thực phẩm cũng như môi trường. 

Tầm quan trọng của kiểm nghiệm kim loại nặng độc hại trong thực phẩm?

Kim loại nặng là những kim loại có khối lượng riêng lớn hơn 5g/cm³, thường được biết đến với sự liên quan đến ô nhiễm và độc hại. Tuy nhiên, ở nồng độ thấp, một số kim loại nặng lại đóng vai trò thiết yếu cho sự sống của một số sinh vật. Khi hàm lượng kim loại nặng vượt quá mức cho phép, chúng trở nên độc hại đối với môi trường và cơ thể sinh vật. Các kim loại nặng không bị phân hủy bởi vi khuẩn, có xu hướng tích lũy trong cơ thể sống, và nhiều kim loại nặng đã được chứng minh là có độc tính cao, thậm chí gây ung thư.

Kim loại nặng phân bố rộng rãi trên vỏ Trái đất, thường tồn tại dưới dạng các khoáng vật từ quá trình phong hóa đất đá tự nhiên. Tuy nhiên, hoạt động khai thác khoáng sản và sản xuất của con người đã làm phát tán các kim loại này vào không khí, đất đai, và nguồn nước, gây ô nhiễm kim loại nặng trong thực phẩm.

Kim loại nặng xâm nhập vào cơ thể qua đường hô hấp, thức ăn hoặc hấp thụ qua da, tích lũy trong mô theo thời gian cho đến khi đạt đến mức độ gây độc. Nghiên cứu cho thấy kim loại nặng có thể ảnh hưởng đến hành vi con người do tác động trực tiếp đến chức năng tư duy và hệ thần kinh. Chúng gây hại cho nhiều cơ quan trong cơ thể như máu, gan, thận, hệ nội tiết, cơ quan sinh sản và hệ thần kinh, đồng thời gây rối loạn chức năng sinh hóa, làm tăng nguy cơ dị ứng và biến đổi gen.

Những nguyên tố kim loại nặng độc hại nhất trong thực phẩm bao gồm chì, cadmi, asen, thủy ngân, thiếc và antimon. Các nguyên tố này phổ biến trong tự nhiên và có độc tính cao, đặc biệt ở một số dạng như asen vô cơ và thủy ngân hữu cơ. Quy định về mức giới hạn tối đa của các kim loại nặng trong thực phẩm có thể được tham khảo tại Quy chuẩn kỹ thuật QCVN 8-2:2011/BYT hoặc Quyết định số 46/2007/QĐ-BYT.

Bên cạnh đó có một số kim loại cũng rất cần thiết trong cơ thể con người giúp vận chuyển oxy từ phổi đến các mô thúc đẩy quá trình chuyển đổi chất trong cơ thể đồng thời kích thích tế bào bị tổn thương hồi phục. Bên cạnh đó là chất xúc tác giúp hấp thụ các vitamin tăng cường xương và tim đồng thời ổn định huyết áp.

Những kim loại nặng thường có độc tính với mọi sự sống nếu vượt mức quy định. Tích luỹ kim loại nặng trong thời gian dài sẽ ảnh hưởng trầm trọng tới sức khoẻ con người cụ thể như:

  • Chì gây tác động tiêu cực đến hệ thần kinh của trẻ sơ sinh và ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ tim mạch ở người lớn.
  • Cadmium làm tổn thương thận và gây suy giảm khoáng chất trong xương, dẫn đến loãng xương.
  • Thủy ngân, đặc biệt là dạng methyl thủy ngân thường có trong cá và hải sản, là chất cực kỳ nguy hiểm đối với hệ thần kinh.
  • Phơi nhiễm Arsen trong thời gian dài có thể dẫn đến các bệnh ung thư da, phổi và hệ tiết niệu.

Quy định kiểm soát hàm lượng kim loại nặng trong thực phẩm

Các cơ quan chức năng của mỗi quốc gia đều đưa ra các quy định chặt chẽ về mức tối đa cho phép của kim loại nặng độc hại trong thực phẩm nhằm bảo vệ sức khỏe cộng đồng.

  • QCVN 8-2:2011/BYT đặt ra giới hạn về ô nhiễm kim loại nặng trong thực phẩm.
  • QCVN 12-1:2011/BYT, QCVN 12-2:2011/BYT, QCVN 12-3:2011/BYT, QCVN 12-4:2015/BYT quy định hàm lượng kim loại trong bao bì nhựa, cao su, kim loại, thủy tinh, và gốm sứ tiếp xúc với thực phẩm.
  • QCVN 01:2018/BYT là quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước sạch phục vụ cho sinh hoạt.
  • QCVN 03-MT:2015/BTNMT quy định giới hạn kim loại nặng trong đất.
  • Quy định của EU về kim loại nặng trong thực phẩm: Commission Regulation (EC) No 1881/2006 ngày 19/12/2006 quy định mức tối đa cho các chất gây ô nhiễm trong thực phẩm (văn bản có liên quan EEA).
  • Quy định mới nhất của EU về hàm lượng chì (Pb) và cadmi (Cd) trong thực phẩm: Commission Regulation (EU) 2021/1317 ngày 09/08/2021 sửa đổi Quy định (EC) No 1881/2006 liên quan đến mức chì tối đa trong một số loại thực phẩm (văn bản có liên quan EEA).

Vì sao nên kiểm nghiệm kim loại nặng độc hại trong thực phẩm tại Thunghiem247.com?

Thunghiem247.com là dịch vụ kết nối khách hàng với các đơn vị kiểm nghiệm nhà nước uy tín như Tổng cục Đo Lường Chất Lượng Việt Nam (cơ quan đầu ngành về kiểm nghiệm). Chúng tôi có 22 năm kinh nghiệm trong ngành phân tích kiểm nghiệm thực phẩm. Chúng tôi sở hữu nhiều ưu điểm vượt trội như:

Hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và báo giá về dịch vụ phân tích thành phần dinh dưỡng của thực phẩm. Mọi thông tin chi tiết xin liên hệ : 

  • Hotline/ Zalo: 0343.403.243 (Gặp Ms Phượng Bùi)
  • Email: phuongbui.dhtm@gmail.com
  • Địa chỉ: Chung cư A5 Đại Kim Hoàng Mai Hà Nội

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *